Du lịch Myanmar

Myanmar,tour du lich Myanmar,tour du lịch Myanmar

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Bí quyết giúp tránh bị thất lạc hành lý tại sân bay



Khi đi du lịch Myanmar bạn không nên cất những thứ có giá trị vào đồ ký gửi, kiểm tra xem số phiếu gửi gắn trên cuống vé máy bay là việc mà bạn nên làm để tránh trường hợp bị thất lạc hành lý. Và hãy để 1 hay 2 bộ quần áo trong túi hành lý xách tay để nếu bạn có bị thất lạc hàh lí thì vẫn có đồ dự phòng trong khi chờ đợi.



1.Viết tên, địa chỉ và số điện thoại bên ngoài hành lý
Khi đi tour du lịch Myanmar để tránh nhầm lẫn và thất lạc hành lý khi đi xa, bạn nên viết tên cùng với địa chỉ bên ngoài và bên trong vali để nếu lỡ xảy chuyện thất lạc hành lý thì nhân viên của hãng hàng không sẽ biết địa chỉ để gửi lại cho bạn và bạn cũng nên ghi nhớ tên của những người mà mình đã làm thủ tục.

2. Chuẩn bị một vài bộ quần áo trong hành lý xách tay

Chuẩn bị cho mình một vài bộ quần áo trong túi hành lý xách tay để đề phòng trường hợp hành lý đến chậm hay bị thất lạc thì bạn vẫn có đố dự phòng.

3. Kiểm tra số phiếu gửi hành lý
Bạn nên kiểm tra chắc chắn xem các nhân viên đã gắn phiếu gửi hành lý, ghi địa điểm nơi đến chính xác trên tưng gói hành lý của bạn và bạn đã cầm đủ các cuống vé hành lý trước khi bạn lên máy bay.

4. Không cất đồ vật có giá trị vào hành lý ký gửi
Những thứ đồ có giá trị bạn nên cất vào túi xách tay của mình không nên gửi. Thường thì khi check in các nhân viên làm thủ tục cũng sẽ nhắc nhở bạn về điều này, chuẩn bị trước rồi sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối khi ở sân bay.

5. Ghi nhớ những đồ vật trong hành lý
Để tránh những tình huống có thể xảy ra bạn nên ghi nhớ màu sắc và hình dáng cả những đồ vật trong hành lý đã ký gửi của bạn. Khi sự cố thất lạc hành lý xảy ra nhân viên hàng không sẽ hỏi bạn cụ thể bên trong vali của bạn có những gì, nếu cẩn thận hơn bạn có thể chụp ảnh bên trong và bên ngoài hành lý để đề phong những trường hợp rủi ro.

6. Mua bảo hiểm du lịch
Bảo hiểm du lịch là sự bảo đảm tốt nhất để bạn được bồi thường khi xảy ra sự cố. Hiện nay, có rất nhiều các gói bảo hiểm khách nhau chính vì vậy mà bạn nên tìm hiểu thật kỹ về các điều khoản.

7. Báo ngay với hãng hàng không khi gặp sự cố
Khi bạn bị thất lạc mất hành lý thì bạn nên ở lại khu vực lấy hành lý và đến ngày các quầy dịch vụ hay văn phòng tiếp nhận thông tin về hành ký ở sân bay để trình báo. Hồ sơ kèm theo gồm thẻ hành lý, giấy tờ tùy thân và vé.

Bên trong tờ tường thuật bạn nên mô tả cụ thể về đặc điểm, hình dáng vsf màu sắc của hành lý, tên nhãn hiệu và bất kỳ đặc điểm nào khác. Giữa bản sao tờ trình và tất cả những số điện thoại cần thiết để theo dõi. Sau khi tiếp nhận phản ánh của khách hàng thì nhân viên hàng không sẽ đưa biên bản hành lý bị thất lạc cho bạ và đây là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành các bước tiếp theo.

8. Bình tĩnh chờ đợi
Thông thường các hành lý bị thất lạc sẽ đến trong chuyến bay tiếp theo và khi đó hãng hàng không sẽ gửi đến tận nàh cho bạn hoặc là bạn cũng có thể tự quay trở lại sân bay để lấy. Sau khi nhận đượchành lý bạn phải kiểm tra hành lý được trả về có thiếu hay mất  cái gì không, nếu có thì pải khiếu nại ngay tới sân bay. Trong trường hợp không có phản hồi rõ ràng thì bạn có thể gửi lời phàn nàn tới hãng hàng không hoặc bơi trực tiếp giải quyết thủ tục khai báo thất lạc hành lý cho bạn.


Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Tour du lịch Myanmar - Hành hương du lịch Myanmar.


Du lịch Myanmar hay còn gọi là Miến Điện đây là một vùng đất thiêng của Phật giáo với những ngôi chùa vàng, các vị sư áo đỏ và những tu viện cổ kính. Hành hương về Myanmar không những đem lại cho khách du lịch sự tĩnh lại ở  vùng đất thiêng mà những cảnh quan tươi đẹp nơi đây có bề dày lịch sử cũng sẽ níu chân khách du lịch.




Trong hành trình của tour du lịch Myanmar, điểm đầu tiên mà du khách cần đến đó là ngôi chùa Shwedagon, ngôi chùa là một niềm kiêu hãnh của người dân Myanmar và cũng là chốn linh thiêng bậc nhất trong số những ngôi chùa ở đất nước này. Quần thể chùa vàng bao gồm 1000 đơn thể chùa bao quanh tòa tháp trung tâm, trong đó có 72 ngôi chùa được làm bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Dưới ánh sáng của mặt trời cũng như dưới những ánh đèn đêm ngôi chùa luôn phát ra những tia sáng vàng lấp lánh. Bên cạnh vẻ nguy nga và hoành tráng của ngôi chùa cổ du khách còn bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và bên ngoài của ngôi chùa. Nội thất bên trong chùa được chạm khắc rất tinh xảo và cầu kỳ với khoảng 8690 lá vàng được dát cực mỏng, toàn bộ ngôi chùa còn được tô điểm bằng hơn 5000 viên kim cương với đủ các kích cỡ và hơn 2000 viên hồng lam ngọc.

Bên trong chùa được lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca, đây là bảo vật linh thiêng nhất của Phật giáo. Tháp trung tâm là một kiệt tác nghệ thuật được phủ kín bằng hơn 9000 lá vàng với khối lượng là 500kg và được trang trí bằng hàng ngàn viên đá quý, hồng ngọc và kim cương cùng với hàng trăm chiếc chuông vàng. Trên đỉnh tháp là lá cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín với hơn 5000 viên kim cương và hơn 3000 viên đá quý. Đỉnh của tháp treo tất cả hơn 1000 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông được làm bằng bạc. Myanmar không chỉ là một vùng đất linh thiêng của những đệ tử nhà Phật mà cong ẩn chứ rất nhiều những điều lý thú chờ đợi những ai đam mê du lịch khám phá.




Chùa Shwedagon là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. Không ai biết chính xác thời điểm ngôi chùa này được xây dựng, các nhà khảo cổ cũng chỉ ước chừng ngôi chùa có lịch sử khoảng 2.500 năm và được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ X. Chùa Shwedagon đã trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách du lịch đến thăm quan lễ Phật và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của chùa. Shwedagon được tọa lạc trên đỉnh đồi Singuttara, nhìn nó trông vừa bề thế lại vừa uy nghi, cả bốn hướng đều có những bậc thang dài để dẫn vào chùa. Tòa tháp vàng khổng lồ cao tới 99m, phía cổng Nam của chùa là một đôi tượng sư tử cao 9m hướng ra trung tâm của thành phố.

 Đồng hành cũng Mix Tourist trong tour Myanmar để hành hương về miền đất Phật.

Những món ăn đường phố ở Myanmar.


Du lịch Myanmar, lang thang xung quanh trung tâm thành phố Yangon du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ngon đường phố của Myanmar như trà, nộm samosa, bánh mì dẹt hay sữa chua…




Mặc dù ít được biết đến và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước láng giềng như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan nhưng các món ăn của Myanmar vẫn mang nét đặc trưng riêng của mình.

Món ăn của Myanmar thường có vị rất chua và thường đi kèm với nhiều món phụ như món cà ri thịt phải đi lèm với các loại thảo mộc, nước sốt cũng với nhiều loại gia vị khác.

1.Trà và bánh mì dẹt.

Trà thường được bán trên những chiếc bàn thấp ở khắp các vỉa hè ở Yangon, buổi sáng và buổi chiều sẽ là thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức những lạ trà này. Nó tương tự như chai ở Ấn Độ, trà sữa Myanmar có màu đen pha với sữa đặc có đường dùng kém với bánh mì dẹt Ấn Độ và có đường rắc lên trên hoặc cũng có thể dùng quẩy để thay thế cho bánh mỳ dẹt.


2.Nộm samosa
Nộm Samosa hay còn gọi là thoke đây là món ăn chính trong văn hóa ẩm thực của Myanmar. Hầu hết mọi thứ được thái hạt lựu và đem trộn lẫn sẽ tạo nên Thoke. Hương vị và thành phần nộm Samosa của mỗi người bán hàng là khác nhau tuy nhiên về cơ vản thì món ăn vẫn là thái nhỉ samosa, đậu xanh, hẹ tây, bắp cải và chà chua. Cho thêm một vài lá bạc hà tươi hay rau mùi cùng với chút nước chanh thì món ăn sẽ thêm đạm đà hơn.



Một số người bán còn cho thêm bánh mỳ nguyên hạt đắng thái lát hay nước đậu lăng, nộm samosa được bán hầu hết tại các tuyến phố ở Yangon chính vì vậy du khách cso thể dễ dàng thưởng thức món ăn này ở bất kỳ đâu.


Shan là một nhóm dân tộc sống ở phía Đông Bắc Myanmar và ẩm thực của họ được rất nhiều người dân khắp Myanmar và du khách các nước yêu thích. Đặc trưng của món ăn người Shan là phần bột đậu lăng màu vàng, đây được xem là thành phần cơ bản khiến món ăn trở nên độc đáo hơn so với những món ăn khác của người Myanmar.




Quầy bán hàng các món ăn Shan luôn nổi bật với những khối đậu phụ Shan lớn cùng những đống mỳ màu vàng, bạn có thể ăn đậu phụ Shan theo 3 cách khác nhau như ăn lạnh với nộm, ăn nóng trong bát súp và ăn với đậu phụ cứng, tương ớt, đậu phộng giã nhuyễn hoặc ăn chiên cũng với nước chấm.

4. Đố uống.

Vào những buổi trưa nóng bức thì một ly sữa chua sẽ giúp bạn hạ nhiệt rất tốt cho cơ thể. Ở đây làm sữa chua thường là tự làm và đựng trong những cái bát nhôm to, bạn có thể thưởng thức sữa chua với đường đá hay cho them vài trái cây vào như bơ hoặc dâu tây. Ngoài sữa chua thì nước mía cũng là một thứ đồ uống giải khát phổ biến ở Myanmar.

Hãy cùng Mix Tourist tham gia tour du lịch Myanmar để thưởng thức những món ăn đặc sắc nơi đây.



Chùa núi Vàng – một kiệt tác của Myanmar.



Bình yên và trầm lặng đến mức từng giọt nước rơi rất nhẹ cũng có thể nghe thatayy được, tâm hồn trở nên thanh thoát hơn khi đến với chùa Kyaikhtiyo. Nhờ bàn tay sáng tạo của con người cùng với kiệt tác của thiên nhiên đã tại nên điều kỳ diệu của ngôi chùa. Chùa Núi Vàng là điểm đến đầu tiên mà hầu như tất cả các du khách đều ghé thăm khi đến du lịch Myanmar.




Đến với tour du lịch Myanmar là bạn đã bước vào một thế giới khác với cảnh quan, hương vị và cảm giác rất quyến rũ với bầu không khí rất khác. Nhịp đập của thành phố đã hòa nhịp với những con đường rộn rã của nó và nó đã tạo nên một nét rất riêng của đất nước và con người Myanmar.

Yangon là thủ đô của Myanmar cũng là một nơi kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa một bên là văn hóa Miến Điện thực thụ hòa cũng với những di sản thời thuộc sót lại và vẫn còn tồn tại hàng thập kỷ sau khi Anh quốc rút lui.

Chùa Kyaikhtiyo là một trong những ngôi chùa cổ nhất và nổi tiếng nhất trong tất cả các ngôi chùa ở Myanmar. Chùa được tọa lạc gần thị trấn Kyaikhtiyo, quận Thaton và nhiều người tin rằng nó được xây trong thời gian Đức Phật còn sống khoảng trên 2500 năm trước.




Theo truyền thống của đạo Phật thì tên ngôi chùa được bắt nguồn từ Kyaikhti có nghĩa là chùa và yo có nghĩa là ngự trên đầu của nhà ẩn dật,còn trong tiếng Pali thì có nghĩa là một nhà ẩn dật và vì thế Kyaikhtiyo hàm ý ngôi chùa mang dầu của một nhà ẩn dật. Bởi vì truyền thuyết kể lại rằng sau khi một người tu hành xuống tóc vì Đức Phật thì không còn quyến luyến gì trần đời và toàn tâm đi tìm miền cực lạc.

Nơi đây có tảng đá thiêng được bao bọc bởi những lá bằng vàng dát mỏng, tảng đá nằm cheo leo trên một bờ vách đá. Sở dĩ tảng đá giữ vững được ở vị trí của nó là nhờ có một sợi tóc của Phật Tổ được đặt ở một vị trí chính xác trong một cái tháp thờ cao đến 7,3m nằm trên khối đá này.

Ngôi chùa được xây dựng trên một tảng đá tròn hình quả trứng rất to lớn ở trên độ cao khoảng 1.100m so với mặt nước biển. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng trên thế giới và cũng là một di sản ván hóa khổng lồ của nhân loại.

Từ dưới chân núi bạn có thể chỉ nhìn thấy duy nhất chớm đá nhô ra phía bên ngoiaf nhưng khi lên đến đỉnh bạn sẽ thấy được quan cảnh diễn ra trước mắt bạn là cả một quần thể kiến trúc thống nhất.

Chùa Kyaikhtiyo cao gần 30m với rất nhiều các tượng Phật được đặt khắp các nơi, đặc biệt là có một số tượng Phật được trang điểm bằng hàng nghìn các viên đá quý, hàng trăm các viên kim cương và hàng trăm chiếc chuông vàng.

Khuôn viên của chùa có kích thước hình chữ nhật và cao hơn mặt bằng của thành phố khoảng 20m. Từ bốn hướng chính có bốn dãy cầu thang có mái ngói che phủ, dãy cầu thang thì có dãy ngắn nhất là 104 bậc và dãy dài nhất là 175 bậc, hai bên các bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương.

Để leo được lên đỉnh núi du khách phải leo bộ qua 20 trạm nghỉ khác nhau với những quán nhỏ phục vụ đầy đủ các loại nước giải khát và trái cây. Tuy nhiên điể hấp dẫn mọi người nhất không phải là những trạm dừng chân đó mà là suốt một quãng đường dài như vậy nhưng không một tia nắng nào có thể ảnh hưởng đến vì các tán lá cây rộng lớn có thể che mát cho mọi người.





Sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch Myanmar


Ngành du lịch Myanmar hiện đang trải qua những thay đổi sâu sắc đủ khiến du khách thập phương choáng ngợp gay từ lần đầu tiên đặt chân đến xứ chùa vàng này.

Đất nước Myanmar đang trải qua những thay đổi rất lớn trên mọi lĩnh vực. Ngành du lịch cũng không phải là điều ngoại lệ. Thậm trí đây còn là một trong những công cụ quan trọng nhất để Myanmar xây dựng những hình ảnh của một đất nước hoàn toàn mới với mỗi người dân là đại xứ quảng bá hình ảnh đó ra thế giới.




Theo ông U Htay Aung là bộ trưởng của khách sạn và du lịch cho biết du lịch là một trong những ngành công nghiệp quan trong nhất của đất nước Myanmar. Kể từ sau cuộc cải cách kinh tế vào năm 2011, cả nước đã liên tục nhận được nhữn sự quan tâm và công nhận khắp nơi trên thế giới.

Sau nhiều năm bế quan tỏa cảng, Myanmar ngày nay đã đón tiếp một lượng khách du lịch tăng vọt trong khi cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. nhà nước cần duy trì và phát huy vai trogg trong việc đảm bảo lợi ích lâu dài của người dân địa phương. Hiện tại, chính phủ đang rất tích cực thực hiện việc thúc đẩy và phát triển ngành du lịch bao gồm công tác bảo tồn các di sản văn hóa và môi trường tự nhiên.

Mergui Archipelago được nằm trong top 20 điểm lặn trên thế giới, khí hậu nơi đây rất lý tưởng cho du lịch. Tuy nhiên việc nhận định những tác động xấu kèm theo với sự bùng nổ của ngành cũng rất là quan trọng.

Theo ông U Htay Aung thì chính phủ có thể áp dụng các phương thức du lịch dựa trên cộng đồng để người dân địa phương tham gia vào phát triển cu lịch đặc biệt là các cư dân vùng nông thôn và cư dân vùng sâu vùng xa.

Hiện na, Myanmar đang có 923 khách sạn với tổng số phòng là 34.834 phòng. Trong đó chỉ có 6 khách sạn đượ xếp hạng 5 sao. Năm 2013, ngành du lịch Myanmar đã mang về doanh thu cho nước này là 926 triệu USD, tăng từ 543 triệu USD so với năm 2012. Thời gian lưu trú trung bình của khách trong những tour du lịch Myanmar vẫn giữ nguyên 7 ngày nhưng chi phí hàng ngày đã tăng lên.
Theo ông U Htay Aung, chính phủ có thể áp dụng phương thức Du lịch dựa trên cộng đồng để người dân địa phương tham gia vào phát triển du lịch, đặc biệt là cư dân vùng sâu vùng xa và nông thôn.

Bộ trưởng Myanmar nhận định: “ Tôi không muốn ngành du lịch bị quá tải, chúng ta phải đánh giá tình hình một cách cẩn trọng, thời gian cư trú và chi tiêu hàng ngày của du khách quan trọng hơn số lượng khách đến du lịch Myanmar. Vì vậy, tôi hy vọng lượng du khách nước ngoài chỉ dừng ở mức 3 triệu người trong năm nay, tăng 0,6 triệu người so với năm 2013”.

Giai đoạn hiện nay vô cùng quan tronngj đối với Myanmar, đây là cơ hội để quốc gia này tái xây dựng thương hiệu và mở cửa giao lưu với thế giới.

Không chỉ có lượng du khách quốc tế tăng lên mà hiện nay rất nhiều người dân địa phương đang ngày càng quan tâm đến du lịch trong nước. Kinh tế phát triển và đời sống được cải thiện kéo theo nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí tăng lên. Người dân địa phương thường tới những địa điểm tôn giáo. Trước đây mọi người chỉ ở lại các tu viện hoặc là nhà người thân nhưng ngày nay họ muốn ở khách sạn hay nhà nghỉ, điều này cho thấy khả năng chi trả của người dân ngày càng cao.

Ông U Htay Aung đã kêu gọi những ai chưa từng đến Myanmar hãy đến và tận mắt chứng kiến những thay đổi của đất nước này.



Những bí mật thú vị về ẩm thực Myanmar.



Có lẽ không chỉ riêng tôi mà còn có rất nhiều các bạn khác đang rất muốn tìm hiểu về nền ẩm thực rất đặc biệt của Myanamr, sau khi tìm hiểu về nền ẩm thực Myanamr tôi tin chắc rằng các bạn sẽ rất muốn một lần được đặt chân đến Myanmar không chỉ bởi món ăn tuyệt vời mà còn bởi sự hiếu khách và thân thiện của người dân nơi đây, bên trong đất nước Myanmar còn ẩn chứa rất nhiều những điều kì bí và thú vị đang chờ bạn khám phá, hãy nhành chân đến với đất nước du lịch Myanmar để khám phá những điều tuyệt vời nào.



Là một nước nằm giữa hai nền tôn giáo lớn, nền văn hóa Myanmar bị ảnh hưởng rất nhiều và nền ẩm thực cũng không ngoại lệ. trong thời kỳ bị thuộc địa nền văn hóa của Ấn Độ và Trung Quốc đã tác động rất lớn đến nề ẩm thực truyền thống của Myanmar, nền văn hóa ẩm thực có những nét pha trộn rất sáng tạo nhưng lại mang chất riêng của Myanmar. Ngày nay, mặc dù bị ảnh hưởng nhiều từ các nền ẩm thực thế giới những người dân Myanmar vẫn luôn đảm bảo tính độc đáo trong những món ăn truyền thống.

Điều đặc biệt là ở chỗ bàn phải mang hình dạng chiều cao theo tiêu chuản quốc tế để có thể sử dụng trong tất cả các gia đình và nhà hàng thì bàn ăn cũng cần phải có đủ kích cỡ để thực khách có thể tiếp cận tất cả các món ăn trên bàn, các loại bàn được sử dụng phổ biến nhất ở Myanmar là bàn có hình tròn và thấp. Thực khách luôn phải ngồi trên sàn hoặc chiếu để thưởng thức những món ăn nơi đây.




Khi mà bàn cũng phaair mang hình dạng và chiều cao theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể sử dụng được trong tất cả các gia đình và nhà hàng thì bàn ăn cũng cần phải đủ kích cỡ để thực khách có thể tiếp cận tất cả các món ăn trên bàn. Tất cả các món săn đã được sẵn sàng tốt hơn là phục vụ ác món riêng liên tục, không có các món khai vị hoặc rượu vang thì cũng đồng nghĩa với việc thiết đi sự hiếu khách tại bữa ăn. Những gì mà thực khách đang chờ đợi là nước uống, một cốc chè xanh hay một cốc nước ép hoa quả.

khi các món ăn được bày dọn sẵn trên bàn thì du khách có thể bắt đầu bữa ăn của mình bằng cách lấy những phần nhỏ vào bát của mình. Thông thường thì người Myanmar sẽ ăn cơm bằng tay nhưng các món ăn vẫn sẽ được để chung trong một cái bát lớn và mời người cùng chia sẻ với nhau. Thìa và dĩa cũng đã trở nên phổ biến hơn nhưng lại không đi kèm với dao, những người già và khách quý được ưu tiên bằng việc lấy món cà ri đầu tiên sau đó là chủ nhà sẽ hỏi khách về việc thưởng thức các món ăn.





Bữa ăn tối sẽ có điều đặc biết hơn đó là sau khi thưởng thức món ăn người dân Myanmar để dư lại một ít cơm mới như là một dấu hiệu của sự mong muốn. Cơm và cà ri luôn luôn ăn cũng nhau chứ không có sự riêng biệt. Món súp thì lại có thể ăn lúc nào tùy thích, khi kết thúc bữa ăn thực khách sẽ tráng miệng bằng trái cây, nước trà lá hay trà xanh và nước trái cây.

Hành trình tour du lịch Myanmar ngoài những món ăn truyền thống như cá nướng bọc lá chuối nga hay gà nướng muối ớt, món salad lahpet thohk luôn được dọn trong các bữa ăn chính mà rau xanh chính là lá trà tươi, để ăn các món điểm tâm vào các dịp đặc  biệt và có rất nhiều món cà ri nấu với hải sản thì bạn còn được thưởng thức các loại bánh khác nhau từ bánh ngọt đến bánh mặn.


vào các buổi sáng, bên tách cà phê hay ly trà người Myanmar thường ăn một miếng bánh nướng bằng bột gaojo với trứng gà hay là một miếng chapatti nướng giòn phồng rộp lên ăn kèm với đậu phộng hoặc là đậu phụ trắng luộc. Với du khách phương tây vốn đã quen với bánh doughnut thì ở Myanmar cũng có một loại bánh rán tương tự như vậy được rắc đường hay những sợi dừa bào.

Nếu bạn đang muốn đi Myanmar mà chưa biết đi như thế nào hay đặt tour Myanamr ở đâu cho tốt thì hãy tham khảo chùm tour du lịch Myanmar của Mix Tourist nhé!

Một số tour du lịch tham khảo:



Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Tour du lịch Myanmar - Những điều mà ít được biết đến ở Myanmar

.

Nếu như bạn đã từng có thời gian dài để trải nghiệm ở Myanmar bạn sẽ thấy được cuộc sống nơi đây, đa phần du khách đến du lịch Myanmar đều theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa nên họ không thể có cảm nhận sâu sắc và nhiều thông tin không đúng với thực tế về đất nước này.




Đất nước xứ chùa vàng Myanmar là nước có nhiều khoáng sản nhưng không phải là vàng, Myanmar nổi tiếng là một nước có nhiều các loại đá quý như cẩm thạch, ruby…vào loại tốt nhất thế giới. các loại đá cẩm thạch này nguyên khối rất to được sử dụng để tạc các tượng phật lớn. Người dân nơi đây rất sùng bái đạo Phật, chính vì vậy việc dâng vàng, tiền, đá quý để xây dựng chùa rất phổ biến trong dân chúng. Bạn có thể nhận thấy rất nhiều chùa chiền trên đất nước này cho dù là to hay nhỏ. Hầu hết các chùa ở nơi đây đều có đỉnh được dát vàng thể hiện sự phồn thịnh của tôn giáo trên đất nước này. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những cuộc sống đói khổ của những người dân sống xung quanh chùa. Dân cư nơi đây đa số thu nhập còn thấp, cuộc sống của hộ vẫn còn đói khổ, nhà cửa cũng sập xệ và không có công trình phụ. Khi hành trình với tour du lịch Myanmar thì những điều bạn thấy và cảm nhận được chỉ là mặt tiền của xứ chùa vàng này. Cũng như trung tâm của đất nước nơi mà bạn chụp những bức hình đó chỉ là một phần nhỏ nhưng rất sáng.

Hệ thống giao thông của Myanmar thì chủ yếu là xe bus, đa số những người dân nghèo khó khoongg thể tự mua ô tô nên xe bus sẽ là phương tiện hữu hiệu nhất đối với họ. Hệ thống xe bus được nhà nước trợ giá nên rất rẻ và hợp với túi tiền của người dân, nhưng bên cạnh đó hệ thống xe cũng rất cũ và lái xe thì thường chạy rất ẩu.




Chính phủ Myanmar luôn duy trì và khuyến khích người dân giữ gìn bản sắc dân tộc, người dân vẫn mặc trang phục truyền thống khi ra đường còn phụ nữ thì dùng tha na khan làm phấn trang điểm trên mặt, cổ và chân tay cho mát da, đàn ông thì nhai trầu. Đến đây bạn có thể bắt gặp các điểm bán trầu cau ăn liền ngay tại mỗi góc phố.

Các món ăn truyền thống của Myanmar là một sự pha trộn giữa ẩm thực Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Đặc biệt là người dân Myanmar không dùng đũa và thìa giống mình mà họ chỉ dùng tay để ăn. Nhiều khách du lịch chỉ đến nơi chuyên dành cho người nước ngoài nên họ phục vụ có đũa và thìa cùng với các món ăn phương Tây.

Myanmar là một đất nước bị cấm vận nhiều năm do có nhiều nguyên nhân nên không phát triển. Hầu hết người dân nghĩ rằng phần lớn hàng hóa trong siêu thị là được nhập khẩu từ Thái Lan sang nhưng thực tế số hàng hóa đó chiếm 50% là được nhập khẩu từ Việt Nam.


Cùng Mix Tourist tham gia tour Myanmar để có thể cảm nhận rõ hơn, sâu hơn về cuộc sống của người dân nơi đây, về những thứ tiềm ẩn bên trong mà ta chưa thấ được để hiểu thêm vê con người và cuộc sống nơi xứ chùa vàng.

Tin mới nhất

 
Copyright © 2013 Tourdulichmyanmar.vn