Du lịch Myanmar

Myanmar,tour du lich Myanmar,tour du lịch Myanmar

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Khám phá ngôi đền còn dang dở ở Myanmar.



Sừng sững với thời gian và không gian Bagan, tuy chưa được hoàn thành nhưng đền Dhammayangyi chứa đựng rất nhiều bí ẩn và những tiếng thì thầm hối lỗi, chính những điều bí ẩn đó đã thu hút đông đảo du khách đến du lịch Myanmar.

Hiện nay, các nhà khảo cổ học Myanmar đã thống kê được hơn 2000 phế tích đền tháp nằm trong diện bảo tồn. Đây không chỉ là công trình quý giá giành cho du khách quốc tế đến du lịch Myanmar mà còn là nơi để nghiên cứu về lịch sử phát triển của nền văn hóa, chính trị, xã hội có liên quan đến Phật giáo một đạo quốc của đất nước Myanmar. Một trong những số đó là ngôi đền lớn nhất ở Bangan, mặc dù công trình này đã bị bở dở sau 3 năm thực hiện đó chính là đền Dhammayangyi.




Người Myanmar thường ví von rằng khi du lịch Bagan nếu bạn muốn thấy sự cao cả thì đền đền Thatbyinniu, muốn thấy sự duyên dáng hãy đến đền Ananda còn muốn thấy sự hoành tráng thì hãy ghé đến đền Dhammayangyi.

Ngôi đền được xây dựng bằng gạch nung giữa quần thể Bangan cổ nổi tiếng với hình dáng là một chiếc kim tự tháp lớn, đồ sộ và lấn át mọi công trình khác. Mô hình kim tự tháp này có hình dáng hoàn toàn khác so với những ngôi đền tháp truyền thống khác của Phật giáo ở Myanmar. Cho đến ngày nay, người dân Myanmar vẫn chưa có lời giải thích vì sao mà vua Narathu lại chọn kiểu kiến trúc này.

Được khởi công xây dựng năm 1170, ngôi đền Dhammayangyi có dáng kim tự tháp sáu tầng bậc thang. Nhưng đền vẫn có lối kiến trúc tứ diện phổ biến ở các đền chùa Myanmar với bốn cửa quay về bốn hướng. Đền có hệ thống hành lang kép chạy song song trụ đền thở ở trung tâm. Nhiều hệ thống cửa sổ nhỏ bằng gạch đón ánh sáng trời từ bốn phương rọi vào hành lang bao quanh đền.




Đền rộng 78m trong khi độ rộng của lõi trung tâm đền lên đến 25m được nối iền nhau bằng hệ thống hành lang rộng với những mái vòm và hệ thống cửa. Việc xếp gạch tạo nên hệ thống mái vòm phía trên hành lang quanh đền chứng minh trình độ của người xưa rất là cao. Mỗi cửa chính ngôi đền là những pho tượng Phật với những kiểu dáng khác nhau và được dát vàng. Trên bờ tường của các hành lang thì đều có nhiều hốc, bệ được đặt các pho tượng Phật nhỏ hơn.

Có lẽ là vua Narathu không thể ngờ rằng công trình vĩ đại hứa hẹn nhiều bát ngờ này lại không bao giờ được hoàn tất. Sau khi lên ngôi được ba năm thì ông bị sát hại. Sau khi ông bị sát hại thì công trình cũng bị ngừng thi công từ đó. Tuy vậy ngôi đền vẫn là một đại diện độc đáo trong quần thể  Bangan cổ cũng như lịch sử phát triển hệ thống đền tháp tại khu vực này.

Theo huyền thoại Myanmar thì vua Narathu đã giết cha mình cùng với anh trai để cướp ngôi. Sau khi lên ngôi nhưng có lẽ vì đã tạo nghiệp xấu nên ông đã cho xây dựng đền cúng cho Phật. Trong đó, một cửa đền có 2 bức tượng Phật được ông thực hiện, được tái tạo như hiện thân của cha và anh trai. Người dân Myanmar vẫn tương truyền rằng vua Narathu  rất hà khắc, ông sẵn sang chặt tay bất cứ công nhân nào nếu làm việc không hoàn hảo, các viên gạch phải được đặt sát vào nhau đến mức một cây ghim không thể xiên qua.

Trong thời gian khai quật ngôi đền ,các nhà khảo cổ sã phát hiện gạch đất bị chất đầy hành lang cũng đồng nhất với gạch đất dùng để xây dựng đền. Chính vì vậy mà càng làm cho người ta tin rằng đây chính là đất mà các công nhân đã ném gạch vữa vào trong đền vì quá căm phẫn luật lệ hà khắc của nhà vua.

Nếu một lần du lịch Myanmar đặt chân lên hành lang mát lạnh, lặng im đi xung quanh đền bạn sẽ hiểu tại sao sự vĩ đại và huyền bí của đền Dhammayangyi hàng trăm năm qua vẫn thu hút đông đảo du khách trong  nước và quốc tế dù nó là một cồn trình còn dang dở.





Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Hoàng hôn trên đỉnh Mandalay.



Với vẻ đẹp hoang sơ thân thiện với thiên nhiên, Myanmar là nước duy nhất còn giữ được nét đặc sắc này và ngày nay nó trở thành một đặc sản thu hút đông đảo du khách đến du lịch Myanmar.

Đến với mảnh đất cố đô Mandalay, sau một hành trình dài thăm viếng nhiều nơi như những ngôi chùa lưu giữ bộ tam tạng kinh điển được làm bằng đá, ngôi chùa cổ Shwenandaw, lâu đài Mandalay hay những làng làm vàng khắc đá thì bạn hãy giành một chút thời gian để ngắm mặt trời lặn trên đỉnh đồi Mandalay nhé !





Nằm ở phía đông bắc của thành phố, đồi Mandalay là một ngọn đồi linh thiêng và được vua Mindon của Myanmar chọn xây dựng thành phố Mandalay ngay dưới chân đồi từ năm 1857. Xung quanh ngọn đồi có hàng loạt những ngôi chùa nổi tiếng của Myanmar như chùa Sandamuni, chùa Kuthodaw.

Khoảng thời gian xế chiều, du khách trở về hướng ngọn đồi rất đông, mọi người đều muốn có một chỗ đứng tốt nhất cho mình để có thể tận hưởng những khoảnh khắc cuối cùng trong ngày.

Không bị các công trình cao tầng che khuất nên du khách đến đây, hay người dân bản địa đều có cơ hội ngắm nhìn mặt trời vào thời khắc mà mắt thường có thể nhìn trực diện bình minh cũng như hoàng hôn. Trong những khách sạn ở Mandalay luôn có thời gian biểu mặt trời mọc buổi sáng và lặn buổi chiều để du khách có thể theo dõi và chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và cũng là một trong những đặc sản của Myanmar.





Nằm trên đỉnh đồi Mandalay ngôi chùa Sutaugpyi độc đáo với hệ thống gạch gương lát trên tường phản chiếu ánh sáng khiến chùa trở nên vàng rực rỡ và lấp lánh giữa ngọn đồi mỗi khi được ánh sáng mặt trơi chiếu dọi. Cũng như những ngôi chùa linh thiêng khác du khách khi vào chùa phải ăn mặc kín đáo và đi chân trần vào chùa không kể thời tiết nóng hay lạnh.

Nếu một lần được đến ngắm hoàng hôn ở Mandalay bạn sẽ không thể quê được Mandalay với bức tranh thiên nhiên kỳ diệu. hình ảnh của những thành phố với những ngôi đền tháp chuyển dần từ màu vàng nhạt sang màu tím rồi đỏ thaamc theo từng bước của hoàng hôn khi mặt trời dần chìm xuống, là xương mờ dần dần nhuộm trắng thành phố là ấn tượng khó phai trong hành trình tour du lịch Myanmar của bạn.


Lễ hội chùa Shwedagon.



Shwedagon là một trong những ngôi chùa vĩ đại và linh thiêng nhất Myanmar. Hàng năm đây là nơi được chọn để tổ chức lễ hội Phật Giáo của người Myanmar và đây sẽ là điểm đến tuyệt vời giành cho những ai yêu thích du lịch lễ hội. Lễ hội chùa Shwedagon là một sự kiện văn hóa tâm linh truyền thống rất quan trọng ở Myanmar.


 Chùa vàng Shwedagon tọa lạc trên một đỉnh đồi và nổi bật trên nền trời của thành phố Yangon. Mỗi khi màn đêm buông xuống, những ánh đèn pha tập trung, những quần thể tháp chùa trở nên sáng lung linh nổi bật cả một vùng trời.Có thể nó một mất nước vẫn còn kém phát triển như Myanmar mà lại có thể xây dựng được một công trình vĩ đại như chùa vàng Shwedagon thì thật là đáng phục.




Lễ hội được diễn ra trong vòng 15 ngày với nhiều hoạt động, nghi thức, nghi lễ truyền thống mang đậm nét Phật giáo của Myanmar. Lễ hội chùa vàng Shwedagon ở Yangon là sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo và lễ hội văn hóa dân gian truyền thống của người dân Myanmar.


Lễ hội chùa vàng Shwedagon được được mở màn với đoàn diễu hành vào  buổi sáng với đống đảo người tham gia trong trang phục truyền thống đi chân trần và nhiễu quanh các ngôi tháp điện trong chùa. Những tiếng cồng ở khắp các góc điện của chùa Shwedagon đều đồng loạt vang lên hòa cùng tiếng tụng kinh trầm hùng của các tăng sĩ đã tạo nên môt không gian tâm linh vô cùng thiêng liêng và nhiệm màu.

Bên ngoài khuôn viên của chùa là một không gian vui chơi giải trí và biểu diễn các tiết mục văn nghệ bao gồm các chương trình truyền thống như múa rối và các vũ công biểu diễn các điệu múa cổ truyền của đất nước. Bên cạnh đó là những khu ẩm thực, hội chợ, nơi trưng bày và buôn bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Sở dĩ Shwedagon được gọi là chùa vàng vì hầu hết các công trình kiến trúc của chùa đều được dát vàng. Trên đỉnh ngọn tháp chính được gắn 4351 viên kim cương và ngay trên đỉnh của ngọn tháp gắn một viên kim cương 76 cara.





Hãy cùng Mixtourist tham gia tour du lịch lễ hội để cùng khám phá các lễ hội với những đặc sắc khác nhau nhé ! 


Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Du lịch Myanmar – Khám phá bánh trong nền ẩm thực Myanmar


Đến với tour du lịch Myanmar du khách sẽ thấy ở Myanmar, ngoài những món ăn truyền thống như cà ri, salad, súp mỳ mohinga,… người dân đất nước chùa tháp còn đặc biệt thích các loại bánh khác nhau từ ngọt đến mặn. Có thể nói bánh các loại là một nét ẩm thực đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Myanmar.




Hầu hết các loại bánh ở Myanmar được làm bằng bột gạo hoặc bột nếp hay trộn chung cả hai loại bột. Với các loại bánh mặn, người ta trộn bột với tỏi, hành và gừng xay nhuyễn để khi nướng hoặc rán trong chảo dầu sẽ cho mùi thơm. Bột còn được trộn với dừa sợi, hạt mè, cà chua, bắp cải, rau thơm, bột cà ri,…. để làm các loại bánh khác nhau. Ngoài ra, ở Myanmar cũng có nhiều loại bánh giống với bánh ở một số nước khác như doughnut ở phương Tây nhưng có rắc đường hoặc sợi dừa bào; hay giống với bánh cam ở miền Nam, bánh rán nhận đậu xanh ở miền Bắc Việt Nam nhưng nếu được phục vụ trong nhà hàng sang trọng sẽ có thêm nho khô hoặc hạt óc chó.


Ngoài ra khi đi du lịch Myanmar du khách còn thấy món  bánh dường như không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người Myanmar. Vào buổi sáng, bên ly trà hay cà phê, người Myanmar thường ăn một miếng bánh nướng bằng bột gạo với trứng gà, hoặc một miếng chapati nướng giòn ăn kèm với đậu phộng hoặc đậu trắng luộc, hay một miếng bánh ngọt paratha có nhiều lớp, bên trên rắc đường.




Land tour Myanmar, trong bữa ăn của các gia đình, ngoài các món chính luôn có kèm theo các loại bánh để ăn tráng miệng. Còn tại các quán trà trên phố luôn có sẵn một đĩa bánh các loại để các vị khách có thể nhâm nhi với trà nóng.




Khi chiều xuống là lúc thích hợp để người dân thưởng thức các loại bánh mặn thường được bán trên hè phố, trong đó có bánh rán với nhân tôm, đậu xanh và hành khô khá giống bánh cống quen thuộc ở miền Tây Nam Bộ.

Một điều thú vị khi đi tour Myanmar là nếu đến thăm nhà của người dân địa phương, hay các ngôi chùa bạn sẽ được tiếp đãi bằng những khay laphet, một loại khay nhỏ gồm lá trà xanh ngâm trong dầu, ăn cùng với hạt mè, tỏi khô, đậu phộng rang, dừa bào và vài loại bánh mỏng chiên giòn trông rất lạ mắt và rất hấp dẫn.

Mọi thông tin chi tiết về du lịch Myanmar quý khách vui lòng truy cập website http://mixtourist.com.vn/du-lich-myanmar



Tour du lịch Myanmar - Ẩm thực người Shan


Một trong những nét văn hóa ẩm thực thú vị mà du khách đến với tour du lịch Myanmar không thể bỏ qua đó là thưởng thức ẩm thực của người Shan.

Người Myanmar có một câu nói cùng là một món ăn nhưng nếu bạn nấu ở trong nhà hay ngoài đường sẽ không có cùng hương vị. Rõ ràng các món ăn của các nền văn hóa khác nhau sẽ trở nên đa dạng, nơi có càng nhiều nhóm dân tộc khác nhau thì sự phong phú về ẩm thực càng nhiều, và Myanmar là một ví dụ điển hình.




Người Shan sinh sống chủ yếu ở bang Shan và các khu vực cận kề biên giới giữa Myanmar với Thái Lan và Trung Quốc. Họ không sử dụng nhiều dầu trong nấu ăn và cũng không sử dụng nước mắm như người Miến vẫn làm. Thay vào đó, người Shan chủ yếu dùng nước sốt đậu nành để chế biến món ăn.



Khi đi du lịch Myanmar du khách sẽ thấy người Shan tiêu thụ nhiều rau củ hơn so với các dân tộc khác ở Myanmar, hoặc nấu chín hoặc ăn sống. Đó là lý do vì sao trong bất kỳ một ngôi nhà nào ở bang Shan đều có một khu vườn dùng để trồng rau và trên bàn ăn của người Shan lúc nào cũng có các món ăn chế biến từ rau quả.


Do không có nhiều sông, suối như ở các vùng khác nên cá là món ăn hiếm có bang Shan, đặc biệt với những người không sống gần sông hồ lớn. Tôm, cua rất nhỏ và ít thịt, thường chỉ được tìm thấy trong các dòng suối nhỏ và các ruộng lúa ngập nước. Cá ở đây nếu có chỉ là cá nước ngọt và rất ngon, thường được trộn với gia vị, gói trong lá chuối và nướng trên than nóng.

Các món chính của người Shan chủ yếu được nấu từ thịt lợn, thịt gà và thịt bò hoặc đôi khi là thịt trâu nước.

Chợ ở bang Shan thường họp năm ngày một lần tại các thành phố, thị trấn và các làng lớn, cho phép người bán hàng mang được hàng hóa của mình từ nơi này đến nơi khác. Thịt nai, gà lôi hay một số nguồn thực phẩm hoang dã khác có thể mua được từ những người thợ săn riêng lẻ. Với một số người Shan thì trứng kiến, dế, ve, ếch, ấu trùng của côn trùng cánh cứng có thể coi như một món ăn ngon hiếm có, chỉ có theo mùa.

Land tour Myanmar , một thành phần không thể thiếu trong ẩm thực Shan là khô đậu tương lên men (hto nao), thường được chế biến thành những miếng bánh mỏng, được sử dụng để tăng cường gia vị và hương liệu cho hầu hết các món xúp và nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, khô đậu tương nghiền thành bột trộn lẫn với cà chua, ớt hạt tiêu, hành, tỏi, rau mùi, hành tây sẽ trở thành một hỗn hợp cay nóng dùng để ăn kèm với rau sống, một gia vị đặc trưng của người Shan.

Ngày nay, người ta có thể dùng đậu nành ngâm Trung Quốc để thay thế gia vị truyền thống cùng với các công thức nấu ăn đơn giản từ nguyên liệu dễ tìm kiếm. Lá chuối thường được dùng làm bao bì thực phẩm cho các món nướng và hấp cũng tạo ra những mùi vị khá khác biệt trong ẩm thực Shan.

Du khách đến với tour Myanmar vẫn thường được giới thiệu về chuỗi nhà hàng Lashiolay ở Myanmar (có mặt ở Mandalay và Yangoon) là nơi thú vị để thưởng thức các món ăn Shan truyền thống. Một địa điểm nổi tiếng khác là nhà hàng View Point ở làng Nayang Shwe, cửa ngõ của hồ Inle.

Một bữa ăn Shan truyền thống sẽ được phục vụ với cơm nấu bằng gạo dính, món chính làm từ thịt, cá ăn kèm với rau, xúp và thứ gia vị cay nóng không thể thiếu được pha chế từ khô đậu tương lên men.

Mọi thông tin chi tiết về du lịch Myanmar quý khách vui lòng truy cập website



Tour du lịch Myanmar – Bangan trung tâm Phật Giáo cổ Myanmar


Tour du lịch Myanamr , bình nguyên Bagan ở miền trung Myanmar từng là một trung tâm Phật giáo phát triển cực thịnh. Nơi đây từng có hơn 10.000 ngôi đền, chùa, tu viện Phật giáo, trở thành điểm hành hương linh thiêng nhất của những tín đồ đạo Phật.

Từ thế kỷ 9 cho đến thế kỷ 13, Bangan là kinh đô của vương quốc Bangan, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của đế chế Pagan. Du lịch Myanmar , Bangan từng là một khu vực phát triển rất thịnh hành tín ngưỡng Phật Giáo, người dân Pagan rất sùng đạo Phật, các nhà tu hành và học giả ở các nước như Ấn Độ, Campuchia … đều tìm tới kinh đô Bangan để học tập. 



Tầng lớp thượng lưu Bangan đã cho xây dựng hàng ngàn đền thờ và tu viện trên bình nguyên Bangan, ngày nay ở bình nguyên Bangan vẫn còn rất nhiều vất tích của những ngôi đền, chùa đã sụp đổ, chỉ còn lại hơn 2.200 ngôi vẫn được gìn giữ khá nguyên vẹn cho tới ngày nay. Thời đại hoàng kim của kinh đô Bangan chấm dứt vào năm 1287 khi đội quân Mông Cổ đánh chiếm nơi này. Cư dân Bagan ly tán đi khắp nơi, chỉ còn lại một nhóm nhỏ vẫn còn cư ngụ lại. Tour Myanamr, những công trình đền đài tôn giáo sau này vẫn tiếp tục được xây dựng nên nhưng với số lượng khá ít ỏi, tuy vậy Bagan vẫn luôn là một điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ đạo Phật. 



Land tour Myanamr, cho đến ngày nay, do số lượng đền chùa quá lớn nên rất nhiều công trình không được thường xuyên chăm sóc, đã bị hủy hoại và hư hỏng khá nhiều. Vào những năm 90, chính phủ Myanmar cố gắng trùng tu lại những công trình bị hư hại theo thiết kế ban đầu bằng những vật liệu hiện đại nhưng kế hoạch này  lập tức bị các nhà nghiên cứu lịch sử và những nhà bảo tồn di sản trên thế giới phản bác.


Mọi thông tin chi tiết về du lịch Myanmar quý khách vui lòng truy cập website http://mixtourist.com.vn/du-lich-myanmar


Tour du lịch Myanmar - Phong tục mang đậm chất Phật giáo của Myanmar.



Myanmar (Miến Điện) thường được coi là đất nước chùa Vàng. Bao nhiêu năm tháng trôi qua, người ta đã gọi Myanmar với cái tên gọi đầy hình tượng và màu sắc như thế. Những ai du lịch Myanmar để tìm hiểu về văn hóa Myanmar và từng được đến với đất nước có hàng nghìn ngôi chùa, mà nổi tiếng nhất là chùa Vàng Shue Dagon, thì đều đồng tình với đôi dòng cảm xúc về cái tên gọi rất mộc này: “Tên gọi đó đã gợi lên sự cổ kính với một nét huyền bí, rất phương Đông!” . Cùng với quá trình phát triển của lịch sử Myanmar là quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa đa dạng, phong phú của dân tộc Miến. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến một số phong tục và lễ hội Myanmar mang đậm màu sắc Phật giáo.



Đến với tour du lịch Myanmar du khách sẽ thấy lối sống của cư dân nông nghiệp tồn tại và phát triển trong xã hội Myanmar kéo dài đã 15 thế kỷ. Giống như các quốc gia phương Đông khác, các làng xã được hình thành mà trong đó gia đình đóng vai trò chủ đạo. Gia đình không phải là một khái niệm bất biến ở Myanmar. Một gia đình bao gồm anh em họ, con dâu, con rể; hoặc rộng hơn, bao gồm cả anh chị em, chú bác. Các nghiên cứu cho biết, trong gia đình người Miến có thể gồm cả những người mà gia đình mang ơn hoặc những người có đức tính tốt mà cha mẹ muốn lấy đó làm gương cho con cái. Và hầu như mọi hoạt động của gia đình trong các sinh hoạt hằng ngày đều có sự tham gia tích cực của làng xóm láng giềng. Có lẽ vậy mà từ họ hàng trong tiếng Myanmar có cùng nguồn gốc với từ bạn bè.


Sự phong phú và cách nhìn rộng rãi về mối quan hệ gia đình đã chi phối những quan niệm sống khác. Điều thú vị ở quốc gia này không giống mẫu thức các quốc gia phương Đông khác trong việc quy định họ của con cái. Brown R.Grant, trong cuốn Burma as I saw it 1889, cho biết: người dân của đất nước Chùa Vàng không coi việc con phải lấy họ cha, vợ phải theo họ chồng là bắt buộc. Tiếng Myanmar là một thứ tiếng đơn âm tiết, mỗi thành tố của tên thường có ý nghĩa nhất định. Ví dụ như: maung là từ dùng cho nam thanh niên hoặc người làm công, là tiếng người trên gọi người ít tuổi hơn mình, má dùng cho nữ, kồ dùng cho nam lớn tuổi hơn, u dùng cho người lớn tuổi, từng trải, ít nhiều thành đạt, bồ dùng để chỉ sĩ quan quân đội hoặc một người có thành tích trong cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước, daw dùng cho phụ nữ lớn tuổi đã lập gia đình (trong ngôn ngữ hội thoại, từ này thường bị bỏ); và để tỏ lòng yêu mến hoặc kính trọng, người ta thường nhân đôi một âm tiết nào đó của tên lên…



Không những vậy khi đến với tour Myanmar du khách sẽ thấy mỗi gia đình Myanmar đều duy trì nhiều lễ nghi truyền thống. Những yếu tố này được đánh giá là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Những thành viên mới trong gia đình chào đời cho đến lúc họ quy tiên đều được đánh dấu bằng các nghi thức phù hợp với độ tuổi .



Đầu tiên là nghi thức đặt tên. Khi đứa trẻ tròn một tháng tuổi, gia đình mời hàng xóm và họ hàng đến dự (về điểm này, chúng ta thấy rất giống với lễ đầy tháng ở Việt Nam khi đứa bé mới ra đời được một tháng). Đứa trẻ được cắt tóc và tắm bằng nước thơm được đựng trong một cái bát bạc. Những người đến dự sẽ thả vào cái bát đó những đồng xu bằng bạc để chúc mừng.



Tham gia land tour Myanmar đến với xứ sở chùa vàng đất nước của Phật giá du khách sẽ thấy người dân Miến rât ưa chuộng đạo Phật. Mọi bé trai đều phải có thời gian sống ở chùa để cứu vớt linh hồn (có nơi khi đã là thanh niên trưởng thành, họ mới được gửi lên chùa. Tại chùa họ được tiến hành nghi lễ trưởng thành). Ngạn ngữ Myanmar có nói: “Rắn đẹp ở bộ da, con người đẹp bởi tâm hồn”. Do đó, thanh thiếu niên Miến cần có thời gian ở chùa để gột rửa tâm hồn. Người Myanmar quan niệm: Phải qua sự khổ hạnh của nhà chùa mới hiểu thấu sự khinh bỉ đối với những trò nhố nhăng trên đời và nắm được giá trị chân lý. Trước đây, thời hạn ở chùa thay đổi theo mùa, còn hiện nay thì theo tuần .



Ngày đưa trẻ lên chùa được coi là ngày hội của gia đình. Có thể tìm đến tác phẩm Burma ‘s Golden Triangle: On the Trail of The Opium Warlords của học giả Boucaud và Andre Louis, để biết chi tiết hơn về sự kiện này. Trong ngày đó, nhạc công được mời đến và cỗ bàn được bày ra. Âm nhạc vang lên, mọi người hân hoan và người bố dẫn cậu bé lên chùa. Cậu bé rất lấy làm hãnh diện với chiếc mũ sơn vàng, được che ô và ngồi trên lưng ngựa đến chùa. Phía trước cậu đặt gói quà biếu nhà chùa. Tại chùa, sư ông cạo sạch tóc cho cậu bé. Rồi cha mẹ lấy miếng vải trắng cuốn lấy tóc được cạo, đem chôn bên cạnh chùa. Cậu bé được nhà sư trao cho chiếc áo cà sa màu da cam và chiếc bát tộ đựng của bố thí - biểu hiện cho sự không vụ lợi. Chú tiểu sẽ được nhà chùa cho ăn uống, học kinh và tuân theo giáo huấn .



Còn với những cô gái đã lớn, họ được làm lễ natduin, là nghi lễ đeo đôi khuyên vàng đầu tiên. Cô gái sẽ mặc váy áo và trang điểm như một thị nữ dưới các triều vua Manđaylay thời xưa và được đeo đôi khuyên vàng.



Khi nam nữ yêu nhau và đến giai đoạn đôi trẻ thấy mối quan hệ cần đi đến hôn nhân, họ được hai bên gia đình tổ chức cho lễ cưới. Họ xem tử vi để chọn ngày lành tháng tốt là ngày cưới và chọn cặp vợ chồng hạnh phúc nhất trong số bạn bè quen biết làm chủ hôn với mong muốn cặp vợ chồng mới cưới cũng sẽ được hạnh phúc như thế. Trong lễ cưới, người ta lấy một dải lụa buộc tay cô dâu và chú rể lại. Rồi họ cùng ăn chung một bát và cúi đầu lạy nhau. Khách khứa tặng tiền cho đôi vợ chồng trẻ để giúp họ bắt đầu cuộc sống gia đình. Nhìn vào lễ cưới ở Việt Nam, ta thấy có nhiều nét tương đồng với nghi lễ này ở đất nước Chùa Vàng.



Nghĩa tử là nghĩa tận, không chỉ người Việt Nam mà cả người Myanmar cũng có quan niệm như vậy. Khi một người qua đời, anh em, họ hàng và cả những người hàng xóm láng giềng thân thiết đều dự đám tang đông đủ. Cũng giống như người Việt, họ tắm rửa, khâm liệm, sắm quan tài và túc trực bên người chết hai ngày rồi đưa tiễn người quá cố đến nơi an nghỉ. Người Myanmar quan niệm rằng: được ngủ tại nhà người đã khuất trong một tuần sau lễ tang là một điều vinh hạnh.



Những nghi lễ nói trên chỉ dừng lại trong phạm vi gia đình, nhưng cũng đã thể hiện rõ nét phong tục của người Myanmar với quan niệm về cuộc sống tâm linh của họ. Mọi nghi lễ, dù là dành cho một em bé mới chào đời hay người trưởng thành, đều được các gia đình tổ chức rất trang trọng trong bầu không khí thiêng liêng, ấm cúng.



Mọi thông tin chi tiết về du lịch Myanmar quý khách vui lòng truy cập website http://mixtourist.com.vn/du-lich-myanmar

Tin mới nhất

 
Copyright © 2013 Tourdulichmyanmar.vn